Hãng Máy Bay Boeing Thông Báo Chia Cổ Tức của năm 2019
Vào ngày 13/02, tập đoàn cơ khí hàng không Boeing sẽ tiến hành chốt quyền nhận cổ tức cho các cổ đông. Mức chia cổ tức là 2.06 USD cho mỗi cổ phiếu. Cổ phiếu của Boeing (NYSE:BA) hiện đang được giao dịch ở mức giá 322 USD (phiên 29/01), là mức thấp nhất kể từ tháng 8/2019.
Cổ phiếu này đang rơi vào xu hướng giảm trong trung hạn; do các vấn đề liên quan tới máy bay Boeing 737 MAX vẫn chưa được giải quyết xong. Cuộc khủng hoảng này lớn đến độ vào trước thềm Giáng Sinh, ông Dennis Muilenburg đã phải từ chức khỏi vị trí Giám đốc điều hành.
Cổ phiếu hãng máy bay Boeing rớt giá
Với việc khủng hoảng kéo dài và tập đoàn vẫn chưa đưa ra được giải pháp khả thi. Các ngân hàng và quỹ đầu tư đang có góc nhìn bi quan cho cổ phiếu này trong thời gian tới. Trong đợt đánh giá tháng 01 vừa rồi, quỹ đầu tư và nghiên cứu thị trường Buckingham Research đã hạ mức giá mục tiêu cho cổ phiếu BA xuống còn 308 USD từ mức 365 USD trước đó. Ngân hàng UBS Group của Thụy Sĩ cũng hạ mức giá mục tiêu cho cổ phiếu này xuống còn 333 USD; Goldman Sachs hạ xuống 324 USD; ngân hàng Credit Suisse là 321 USD. Đưa ra nhận xét nặng nề nhất là quỹ đầu tư Vertical Research, khi họ dự đoán rằng tác động của khủng hoảng máy bay Boeing 737 MAX sẽ ảnh hưởng lâu dài đến tập đoàn; và đưa giá cổ phiếu xuống mức 294 USD.
Tuy nhiên quỹ đầu tư Sanford C. Bernstein vẫn tin rằng cổ phiếu Boeing có thể hồi phục tốt trở lại và đưa ra mức giá mục tiêu đến 401 USD. Quỹ đầu tư Cowen cũng khá lạc quan khi tin rằng cổ phiếu Boeing sẽ giữ được mức tăng ổn định và sẽ chạm mức 371 USD.
Thông Tin Về Thương Vụ
Tên công ty: The Boeing Company
Mã niêm yết: BA
Quốc gia: Hoa Kỳ
Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất máy bay và cung cấp các dịch vụ bảo trì, sữa chữa máy bay
Giá cổ phiếu niêm yết: 329.55 USD USD (06/03/2020)
Ngày chia cổ tức: 13/02/2020
Cổ tức: 2.06 USD/cổ phiếu
Mức sinh lời: 31.98% với tỷ lệ kí quỹ 1:50
Tình hình kinh doanh của năm 2019
Không ngoài dự đoán của giới chuyên gia, vào hôm 29/01 Boeing đã công bố báo cáo tài chính với mức lỗ lớn đầu tiên trong 20 năm qua. Nguyên nhân không gì khác ngoài cuộc khủng hoảng gây ra bởi việc máy bay 737 Max bị cấm bay; và ngừng sản xuất trong thời gian dài. Cụ thể hơn:
- Doanh thu quý cuối năm ngoái giảm 37% so với cùng kỳ năm trước đó, về 17,91 tỷ USD. Năm 2018, Boeing đạt lợi nhuận 10,46 tỷ USD.
- Mảng máy bay thương mại cốt lõi lỗ 6,7 tỷ USD năm ngoái, gần như hoàn toàn do 737 MAX. Doanh thu cả năm giảm 24% do Boeing ngừng giao dòng máy bay này.
- Tổng chi phí liên quan đến 737 Max dự tính lên tới gần 19 tỷ USD. Boeing cho biết sẽ trả thêm 2,6 tỷ USD cho các hãng bay để đền bù thiệt hại.
- Nhìn chung cả năm 2019 vừa rồi mức lỗ của tập đoàn là 636 triệu USD. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1997 Boeing ghi nhận lợi nhuận âm.
CEO Dave Calhoun
“Chúng tôi nhận ra mình còn nhiều việc phải làm”, CEO Boeing Dave Calhoun cho biết trong thông báo, “Chúng tôi đang tập trung vào việc nâng cao tính an toàn cho 737 Max; và khôi phục niềm tin vào thương hiệu Boeing. Rất may là hoạt động tổng thể các mảng của Boeing cung cấp đủ thanh khoản cho quá trình hồi phục”.
Ông Dave Calhoun vừa mới nhận chức CEO vào hôm 13/01 vừa rồi. Thay thế cho người tiền nhiệm Dennis Muilenburg phải từ chức do các cáo buộc lừa dối nhà đầu tư cũng như chính phủ Mỹ.
Khó có thể hồi phục nhanh trong năm 2020
Giới phân tích nhận định Boeing vẫn sẽ lao đao với cuộc khủng hoảng 737 MAX trong ít nhất là nửa đầu năm 2020 này. Việc lệnh cấm bay không được dỡ bỏ trong tháng 12/2019 vừa rồi đã đẩy chi phí cơ hội lên cao hơn nữa; do Boeing vẫn tiếp tục sản xuất máy bay này năm ngoái. Tuy vậy, họ không giao hàng và vì thế chưa nhận được tiền từ các hãng hàng không. Boeing hiện có khoảng 400 máy bay hoàn chỉnh tại Washington và Texas đang chờ giao.
Chi phí tiếp tục tăng
Boeing cũng dự báo chi phí năm nay tăng thêm 4 tỷ USD, do việc ngừng sản xuất hồi đầu tháng. Calhoun tuần trước cho biết có thể tái khởi động dây chuyền trong 2 – 3 tháng nữa, dù chưa được cấp phép bay trở lại. Trước đó, Boeing dự báo khó được cấp phép trước tháng 7 năm nay.
Ngoài vấn đề trên, máy bay thân rộng – dòng sản phẩm đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Boeing. Cũng chịu sức ép từ căng thẳng thương mại toàn cầu. Việc sản xuất 787 Dreamliner chậm lại có thể kéo dài đến ít nhất là năm 2023.
Chi phí của máy bay 737 MAX
Tuy nhiên cũng có một vài tin tích cực từ báo cáo tài chính vừa rồi, trong đó có việc chi phí sản xuất máy bay 737 MAX không cao như lo lắng. Theo đó chuyên gia Jeff Windau của quỹ Edward Jones ghi nhận tổng chi phí sản xuất; bảo trì máy bay 737 MAX chưa đạt mức 19 tỷ USD; thấp hơn mức dự đoán 20 tỷ USD của phố Wall.
“Đó là một con số rất cao, nhưng nó không tệ như chúng tôi lo lắng”, ông nói với đài IBD.
Những dự đoán trong tương lai
Theo dự đoán của giới chuyên gia, Boeing sẽ cố gắng trúng các gói thầu quân sự của không quân Mỹ trong khi cắt giảm tài nguyên vào các máy bay thương mại. Việc Tổng thống Trump thành lập lực lượng phòng không vũ trụ đã tạo ra hy vọng sẽ có nhiều đơn hàng mới cho tập đoàn này.
Bên cạnh đó, ông Calhoun cũng chia sẻ rằng tập đoàn đang có các kế hoạch mới cho các máy bay thân hẹp với sức chứa từ 220 tới 270 hành khách; với mục tiêu là chiếm lại thị phần này từ tay đối thủ Airbus. Tuy nhiên kế hoạch này vẫn chưa được công bố cụ thể.
Nhận định về Cổ phiếu hãng máy bay Boeing
Cổ phiếu Boeing không phải là một cổ phiếu an toàn trong thời điểm hiện tại; do các bất an xung quanh việc cấm bay máy bay 737 Max. Và ngay cả khi lệnh cấm bay này được dỡ bỏ, Boeing còn phải làm rất nhiều việc để thuyết phục các hãng hàng không sử dụng lại dòng máy bay này. Do đó cổ phiếu này chỉ phù hợp với những nhà đầu tư có chiến lược lâu dài; bởi vì mức giá này được đánh giá là rẻ so với tiềm năng trong tương lai của tập đoàn.